Monday, January 5, 2009

Hạn chế vi phạm bản quyền bằng việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở

Hạn chế vi phạm bản quyền bằng việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở

Cập nhật lúc 16h05" , ngày 03/01/2009 -

Mọi bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam sẽ cùng chung tay đẩy mạnh sử dụng phần mềm nguồn mở.

(VnMedia) - Đây là nội dung quan trọng được nêu tại Chỉ thị về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp vừa ký ban hành ngày 30/12/2008.

Chỉ thị được ban hành nhằm đẩy mạnh sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở (hay còn gọi là phần mềm mã nguồn mở- viết tắt là PMNM), góp phần hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm.

Theo chỉ thị này, các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như: Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT và Sở TT&TT được cài đặt, 100% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 50% cán bộ, nhân viên có thể sử dụng thành thạo trong công việc và có khả năng hướng dẫn trợ giúp các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố; Chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huân, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.

Có kế hoạch để từng bước nâng dần số văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được soạn thảo, xử lý bằng các phần mềm nêu trên; đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố sử dụng các phần mềm nêu trên trong công việc.

Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: các giải pháp, biện pháp để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên; lồng ghép, đưa các nội dung của Chỉ thị này vào kế hoạch ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền, vận động, khuyến khích phong trào thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Bộ, ngành, tỉnh, thành phố về việc sử dụng PMNM; đưa việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng PMNM nói riêng vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của các cá nhân, đơn vị.

Với các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT sẽ phải tổ chức các hoạt động thiết thực, tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi thông tin, kinh nghiệm để không ngừng nâng cao năng lực khai thác, cung cấp sản phẩm, dịch vụ PMNM; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị chuyên trách về CNTT, các Sở TT&TT thực hiện nhiệm vụ nêu trên; hỗ trợ phát triển các cộng đồng PMNM của Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế về PMNM và các hoạt động liên kết giữa cộng đồng PMNM Việt Nam với các tổ chức, cộng đồng PMNM thế giới.

Các doanh nghiệp cung cấp máy tính phải cài đặt các phần mềm nêu trên vào các máy tính khi cung cấp cho các cơ quan, tổ chức nhà nước; Không được cung cấp ra thị trường các máy tính với những phần mềm không có bản quyền hợp pháp.

Các cơ sở, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT tích cực, chủ động xây dựng các chương trình, giáo trình và tổ chức các khoá đào tạo về PMNM; đưa nội dung đào tạo sử dụng các sản phẩm PMNM vào các chương trình đào tạo về tin học cơ bản, tin học văn phòng, tin học nâng cao.

Các doanh nghiệp phần mềm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ phần mềm nói chung và PMNM nói riêng cho các cơ quan nhà nước theo hướng coi phần mềm như là dịch vụ (SaaS); khuyến khích phát triển các ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ dựa trên PMNM.

Trong nội bộ các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phải thực hiện những đầu việc cụ thể như Vụ Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Văn phòng CNTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan cập nhật danh mục các PMNM đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước; Hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn sử dụng; Tổ chức, hỗ trợ cộng đồng thực hiện Việt hoá các sản phẩm PMNM; Điều tra, khảo sát, tổng hợp và cung cấp lên mạng: danh sách, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ PMNM, các cơ sở, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo về PMNM; các phiên bản cài đặt, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng các PMNM thông dụng; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị; tiếp nhận, tổng hợp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết theo thẩm quyền, hoặc báo cáo Bộ trưởng giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương về ứng dụng và phát triển PMNM, cũng như những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Chỉ thị; tổng hợp báo cáo Bộ trưởng kết quả việc thực hiện.

Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin chủ động lồng ghép, đưa các nội dung của Chỉ thị này, cũng như các nội dung, nhiệm vụ thúc đẩy ứng dụng PMNM nói chung, vào trong các văn bản quy định, hướng dẫn về ứng dụng CNTT, các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT): Chuẩn bị lực lượng sẵn sàng hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai sử dụng các PMNM nêu trên; Phối hợp với Vụ CNTT xem xét, cập nhật Danh mục các PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Được biết, thực hiện Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tổng thể về Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008, tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (gồm các phần mềm: văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey); Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tổ chức tập huấn các phần mềm này cho nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước trên toàn quốc.


Thuỷ Nguyên

Url: http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=153413&CatId=35

Việt Nam sắp sử dụng phần mềm nguồn mở trên diện rộng

Việt Nam sắp sử dụng phần mềm nguồn mở trên diện rộng

Cập nhật: Hôm qua, lúc 13:53 - Nguồn: VietNamNet.vn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ http://vietnamnet.vn/cntt/2009/01/822176/

- Chỉ thị 07/2008 của Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp vừa ban hành nêu rõ: Chậm nhất đến ngày 30/6/2009, đảm bảo 100% máy trạm của đơn vị chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước sẽ phải cài đặt các phần mềm nguồn mở; 100% cán bộ được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 50% cán bộ có thể sử dụng thành thạo trong công việc...

Việt Nam sắp sử dụng phần mềm nguồn mở trên diện rộng
Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp yêu cầu, đến 30/6/2009, PMNM sẽ được sử dụng hoàn toàn trong các cơ quan Bộ, ngành, địa phương. (Ảnh: VNN)
Các đơn vị chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước ở đây được xác định là các đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Sở TT&TT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các phần mềm nguồn mở (PMNM) được đưa vào sử dụng bao gồm: các phần mềm văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt Unikey.

Ngoài việc sử dụng thành thạo PMNM trong công việc, 50% số cán bộ và nhân viên được xác định ở trên còn phải có khả năng hướng dẫn, trợ giúp các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.

Chỉ thị cũng yêu cầu, chậm nhất đến ngày 31/12/2009, đảm bảo 70% máy trạm trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được cài đặt, 70% cán bộ, nhân viên được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, trong đó tối thiểu 40% cán bộ, nhân viên sử dụng các PMNM trong công việc. Đồng thời, các cơ quan cũng cần có kế hoạch để từng bước nâng dần số văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được soạn thảo, xử lý bằng các PMNM nêu trên; đảm bảo đến ngày 31/12/2010 hầu hết cán bộ, nhân viên trong các cơ quan này đều có thể sử dụng PMNM trong công việc.

TIN LIÊN QUAN
  • Giải bài toán chi phí bản quyền bằng phần mềm nguồn mở
  • Phần mềm nguồn mở... đã mở?
  • Cơ hội chuyển sang phần mềm nguồn mở của Việt Nam?
  • Cơ hội cho phần mềm nguồn mở?
  • PMNM được ưu tiên trong đầu tư dùng vốn ngân sách
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, sau khi đã đưa PMNM vào sử dụng, các cơ quan cần có những kế hoạch tuyên truyền, khuyến khích phong trào thi đua giữa các đơn vị, cá nhân trong Bộ, ngành, tỉnh, thành phố... về việc ứng dụng CNTT nói chung và sử dụng PMNM nói riêng vào nội dung bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của mình. Định kỳ (ít nhất 6 tháng một lần) có thể tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm.

Nhiệm vụ của các hiệp hội và doanh nghiệp CNTT đối với việc triển khai, đưa PMNM vào sử dụng diện rộng trong cả nước được xác định là rất quan trọng. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu các hiệp hội CNTT cần tổ chức các hoạt động thiết thực, tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi thông tin, kinh nghiệm để không ngừng nâng cao năng lực khai thác, cung cấp sản phẩm, dịch vụ PMNM. Ngoài ra, các hiệp hội cũng có thể phối hợp với các đơn vị chuyên trách về CNTT và các Sở TT&TT, hỗ trợ phát triển các cộng đồng PMNM của Việt Nam, thúc đẩy hợp tác quốc tế về PMNM và các hoạt động liên kết giữa cộng đồng PMNM Việt Nam với các tổ chức, cộng đồng PMNM thế giới.

Chỉ thị 07 cũng có một yêu cầu rõ với các DN cung cấp máy tính là: khi bán máy tính ra thị trường, không được cài đặt sẵn vào máy tính những phần mềm không có bản quyền hợp pháp mà có thể sử dụng ngầm định các PMNM.

  • H.C
url:http://www.tin247.com/viet_nam_sap_su_dung_phan_mem_nguon_mo_tren_dien_rong-4-21365609.html

10 công cụ phân tích Web miễn phí và hiệu quả

10 công cụ phân tích Web miễn phí và hiệu quả


(VnMedia) - Phân tích web là việc xử lý các dữ liệu thu thập được từ nội dung trang web để cung cấp cho các nhà quản trị web những thông tin hữu ích cũng như việc kiểm soát và giám sát trang web nhằm ngăn chặn việc tấn công của những kẻ lạ mặt.

Dưới đây là 10 công cụ miễn phí và tuyệt vời sẽ giúp tập hợp và phân tích dữ liệu cho website của chính mình.

1. Piwik

Ảnh minh họa


Piwik là một ứng dụng phân tích Web sử dụng mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ PHP và MySQL. Ứng dụng là một dạng “plugins” được gắn thêm vào hệ thống. Piwik cung cấp cho người dùng các báo cáo chi tiết về số lượng người ghé thăm website, các công cụ tìm kiếm và các từ khóa mà họ đã sử dụng cũng như các trang mà người dùng thường ghé thăm,… Người dùng có thể tải Piwik về và cải đặt trên chính server chứa trang web. Việc cài đặt chỉ mất vài phút và sẽ xuất ra một đoạn code dạng JavaScript. Người dùng chỉ cần copy và dán đoạn code đó vào trong website cần phần tích.

Bản dùng thử có dung lượng 1,9MB và có thể tải về
tại đây.

2. FireStats

Ảnh minh họa


FireStats là ứng dụng phân tích Web đơn giản và trung thực được viết trên ngôn ngữ PHP/MySQL. FireStats hỗ trợ các trang web viết trên nhiều ngôn ngữ khác nhau như C#, trang Django, Drupal, Joomla, WordPress,… Người dùng có thể lựa chọn một số tính năng cụ thể trên FireStats để phân tích Website và có thể tải về dùng thử
tại đây.

3. Snoop

Ảnh minh họa


Snoop là ứng dụng chạy trên desktop máy tính và tương thích với hệ điều hành Mac OS X và Windows XP/Vista. Sau khi cài đặt, Snoop sẽ nằm trên khay hệ thống hoặc thanh trạng thái nhưng người dùng phải cài đặt driver âm thanh cho máy trước. Tính năng nổi bật khác của Snoop mang tên Name Tags cho phép người dùng dễ dàng nhận diện những vị khách viếng thăm website hơn.

Người dùng có thể tải phiên bản dùng cho máy
Mac hoặc máy PC.

4. Yahoo! Web Analytics

Ảnh minh họa


Công cụ phân tích Web dành cho doanh nghiệp. Với các công cụ quản lý mạnh và linh hoạt, Yahoo! Web Analytics giúp các nhà quảng cáo trực tiếp và thiết kế Website nắm bắt được kinh nghiệm, thói quen người dùng nhằm tăng lượng giao dịch trong khi lại giảm giá thành. Ngoài ra, điểm đặc biệt của Yahoo! Web analytics là khả năng giám sát hoạt động trên Website với thời gian thực.

5. BBClone

Ảnh minh họa


Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng web dành cho máy chủ để giám sát dữ liệu của bạn một cách hoàn toàn đơn giản thì có thể tin tưởng vào BBClone. BBClone ứng dụng viết bằng ngôn ngữ PHP sẽ cung cấp các thông tin tổng quá về lưu lượng website và dữ liệu của các vị khách viếng thăm. Ứng dụng hỗ trợ 32 ngôn ngữ như Anh, Trung, Đức, Nhật,… BBClone dễ dàng tích hợp với các nền tảng phổ biến hiện nay như Drupal, WordPress và văn bản dạng Text. Việc phân tích sẽ dựa vào logfile ghi lại và không yêu cầu phải tác động vào cơ sở dữ liệu bên phía máy chủ.

6. Woopra

Ảnh minh họa


Woopra là một ứng dụng phân tích Web viết bằng ngôn ngữ Java, gồm hai phần: phần ứng dụng trên desktop để phân tích dữ liệu và phần dịch vụ web để giám sát các con số thống kê về website. Woopra là một hệ thống quản lý bằng trực giác, giao diện người sử dụng linh hoạt, dễ dùng cho phép người dùng hoạt động từ nhiều nơi và các vùng miền khác nhau. Ngay như đặc tính đồ họa cũng cung cấp vô số các thông tin cho biết vị khách viếng thăm website đến từ nơi nào trên thế giới. Woopra đang có phiên bản dùng thử và người sử dụng cần phải đăng ký thì mới có thể dùng thử phiên bản này.

7. JAWStats

Ảnh minh họa


JAWStats là ứng dụng phân tích Web trên máy chủ và cải thiện các tính năng của AWStats. JAWStats đã nâng cao tốc độ thực hiện bằng cách giảm việc sử dụng nguồn bên máy chủ và cải thiện giao diện người dùng (rõ ràng và dễ sử dụng hơn). JAWStats sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra các thông tin dạng đồ họa, đồ thị và bảng về các vị khách viếng thăm website.

Người dùng có thể dùng thử trực tuyến hoặc tải bản
JAWStats V0,6B

8. 4Q

Ảnh minh họa


Công cụ phân tích web với khối lượng dữ liệu rất lớn và chủ yếu dựa trên sự tương tác thực tế của người sử dụng với trang web.

9. MochiBot

Ảnh minh họa


Công cụ phân tích và lưu vết web miễn phí được thiết kế bằng Flash. Với MochiBot, người sử dụng sẽ biết ai đang chia sẻ nội dung Flash của bạn và nội dung đó được xem bao nhiêu lần cũng như giúp lưu vết để bảo vệ các nội dung cá nhân khỏi bị đánh cắp. Việc sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ việc cài đặt và copy đoạn code dạng ActionScript vào file Flash cần được giám sát.

10. Grape Web Statistics

Ảnh minh họa


Grape Web Statistics là ứng dụng phân tích Web nguồn mở đơn giản dành cho các nhà phát triển web với giao diện rõ ràng và dễ sử dụng.


Tuệ Minh - (Theo Sixrevisions)

url:http://www.tin247.com/10_cong_cu_phan_tich_web_mien_phi_va_hieu_qua-4-21365618.html